Kiến trúc lăng Khải Định – Nét độc đáo giao thoa văn hóa Đông – Tây. Lăng Khải Định thực sự là 1 trong những công trình mang đậm giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Có thể nói, lăng Khải Định cũng chính là điểm đến tham quan mà bạn không nên bỏ qua khi đến thăm cố đô Huế. Cùng Nội thất Ngọc Thịnh tìm hiểu kiến trúc đặc sắc của lăng Khải Định ngay nhé!
Lăng Khải Định hay còn được gọi là Ứng Lăng, được thiết kế và xây trong vòng 11 năm. Và được sử dụng một số nguyên liệu do chính nhà vua cử người sang tận các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc để đem về xây dựng.
Lăng Khải Định sở hữu vị trí trắc địa, phía trước lấy 1 quả đồi thấp làm tiền án, có 2 núi chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”. Từ trên lăng bạn dễ dàng có thể nhìn bao quát được cả 1 vùng đồi núi rộng lớn của nơi này. Xung quanh lăng Khải Định chính là rừng cây xanh bao phủ tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu, hài hòa.
Lăng Khải Định còn mang tên gọi khác là Ứng Lăng đây chính là lăng mộ của vua Khải Định (1885 – 1925) – Vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng tọa lạc được xây trên triền núi Châu Chữ, và cách kinh thành Huế chừng 9 km, thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.
Lăng Khải Định đã được xây dựng trong suốt hơn 1 thập kỷ do nhiều người thợ với các nghệ nhân tài giỏi trong cả nước. So với những lăng khác, thì lăng Khải Định tuy nhỏ hơn nhưng lại được xây dựng công phu, tỉ mỉ và rất tinh xảo.
Đến thăm Lăng Khải Định, quý khách sẽ đi qua cổng chào uy nghiêm gồm 37 bậc cầu thang vời thành được đắp những tượng rồng vô cùng lớn tới tận sảnh ngoài.
Về tổng thể của kiến trúc lăng Khải Định thì đây chính là 1 khối chữ nhật vươn lên cao là 127 bậc cấp. Rất nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Gothique, Roman….đã để lại dấu ấn trên những công trình. Và bạn sẽ thấy những cổng hình tháp được thiết kế và ảnh hưởng sâu sắc tới kiến trúc Ấn Độ hay vòm cửa theo lối Roman biến thể…Đây chính là kết quả của sự giao thoa của văn hóa Đông – Tây.
So với lăng của những vị vua triều Nguyễn tiền nhiệm thì lăng vua Khải Định có diện tích khá khiêm tốn. Kích thước chỉ 117m x 48,5m nhưng lăng tẩm được xây dựng khá công phu và tốn kém thời gian. Để vào lăng thì bạn phải vượt qua hệ thống với 37 bậc, thành bậc được đắp rồng, trên sân có 2 dãy Tả – Hữu tòng tự.
Tiếp đó bạn sẽ phải bước tiếp 29 bậc nữa mới đến được sân bái đình – Nơi phô bày những tượng bằng đá hình quan văn, quan võ, lính túc vệ và tượng binh đối xứng 2 bên. Ngoài tượng có trong lăng thì còn có thêm 6 cặp tượng linh túc vệ, từng đôi tượng cùng loại sẽ được đặt ở cạnh nhau rất đối xứng và cùng đối xứng với các đôi tượng phía đối diện.
Chính giữa sân châu đó là nhà bia bát giác và được xây bằng bê tông cốt thép rất sừng sững, hòa trộn theo lối phong cách kim cổ.
Hai bên chính là 2 cột trụ biểu rất cao và được trạm trổ hoa văn tinh tế, sắc xảo, uy nghi giữa núi non trùng điệp.
Từ sân chầu đi tiếp 15 bậc thang nữa sẽ đến điện Khải Thành. Nơi đây được xây dựng vô cùng cầu kỳ, hòa trộn nhiều phong cách kiến trúc đa dạng khác nhau.
Không gian sảnh ngoài ở điện chính là nơi để thắp hương và để ảnh của nhà vua. Nổi bật là các điện tường phẳng được trang trí dày đặc bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh treo tường, dưới nên nhà được lát gạch men hoa, trên trần vẽ Cửu Long ẩn hiện trong mây. Cả không gian 6 mặt đã tạo nên 1 thế giới nghệ thuật vô cùng đặc sắc.
Phòng sau của điện Khải Thành đó chính là tẩm có đặt tượng vua Khải Định và được đúc tại Pháp vào năm 1920, mộ phần ở phía dưới. Trong cùng là 1 khán thờ với bài vì của các vị vua quá cố.
Một hình rồng trên nhà bia bát giác được khắc họa với những họa tiết trang trí tinh tế.
Tất cả các tượng ở lăng đều được làm bằng chất liệu đá quý hiếm, tạc rất kỳ công và đều có khí sắc.
Như vậy, kiến trúc lăng Khải Định là 1 trong những công trình có giá trị nghệ thuật cao và kiến trúc hoàn mỹ. Đây cũng là điểm tham quan thú vị khi bạn đến với xứ Huế mộng mơ.
Và nhớ đồng hành cùng Nội thất Ngọc Thịnh trong những bài viết tiếp theo về thiết kế nội thất nữa bạn nhé!